7 KỸ NĂNG CẦN CÓ ĐỂ TRỞ THÀNH MỘT CHUYÊN VIÊN ĐĂNG KÝ SẢN PHẨM XUẤT SẮC

Từ xưa đến nay, các bậc cao nhân, tiền bối vẫn có câu: “Nghề chọn người chứ người không chọn được nghề”. Bởi lẽ, phần đa mọi người sau 6 tháng đến 1 năm không tìm được công việc như ý, vì áp lực cơm áo gạo tiền, họ chấp nhận làm bất cứ công việc gì tốt nhất thời điểm đó miễn là nó nuôi sống được họ. Và khi đó, bạn được chọn vì bạn sở hữu những tố chất, những thế mạnh phù hợp với những yêu cầu kỹ năng của nghề nghiệp. Nghề chọn người chứ người không chọn được nghề là vậy!
Vậy, trong phần một của chuỗi bài viết “Tôi muốn trở thành một chuyên viên #đăng_ký_sản_phẩm, hãy cùng Viraf điểm qua 7 kỹ năng cần có để trở thành một chuyên viên đăng ký sản phẩm xuất sắc nhé mọi người.

1. Giỏi ngoại ngữ:

Đây là kỹ năng bắt buộc và yêu cầu cao do đặc thù công việc liên quan đến việc tìm kiếm và đọc hiểu tài liệu chứng minh, các bằng chứng khoa học về công dụng, liều dùng của các thành phần có trong sản phẩm. Thông thường, đọc được coi là kỹ năng ngoại ngữ sống còn mà một chuyên viên ĐKSP cần có. Và để trở nên thật “hấp dẫn” đối với các nhà tuyển dụng, các bạn trẻ theo đuổi nghiệp vụ này cần tự trang bị cho bản thân một chứng chỉ ngoại ngữ thật đắt giá (TOEIC ≥ 700, Ielts ≥ 7.0).
2. Vững vàng kiến thức chuyên môn:

Xuất phát từ thực tế đó là > 90% số sản phẩm cần được công bố là các sản phẩm liên quan đến lĩnh vực Y tế (Healthcare). Do vậy một nền tảng chuyên môn tốt về lĩnh vực này sẽ là bệ phóng bùng nổ của các chuyên viên đăng ký xuất sắc. Theo quan sát tính tới thời điểm hiện tại, Dược sỹ là những người có nhiều thành tích đáng nể nhất trong “sân chơi” ĐKSP.
3. Chăm chỉ, tỉ mỉ, cẩn thận:

Không riêng gì nghề đăng ký, mà bất kì công việc nào liên quan đến việc chuẩn bị giấy tờ, hồ sơ đều luôn đòi hỏi những người thực thi Pháp chế bộ ba đức tính này.
4. Tự học hỏi, cập nhật

Luôn đề cao tinh thần học hỏi, và sự nhanh nhẹn trong việc cập nhật các kiến thức về Y tế và các quy định mới của Pháp luật do các quy định liên tục được sửa đổi, bổ sung, làm mới với tần suất từ vài tháng/lần đến đôi, ba năm/lần.
5. Khéo léo trong giao tiếp để không ngừng mở rộng các mối quan hệ:

Yêu cầu này xuất phát từ thực tế là chuyên viên ĐKSP liên tục phải làm việc chuyên môn với các cán bộ chuyên trách của các cơ quan ban ngành liên quan (Cục Quản Lý Dược, Cục ATTP, Cục quản lý trang thiết bị và công trình y tế – Bộ Y Tế.
6. Khả năng sử dụng các phần mềm tin học (word) tốt:

Kĩ năng này không đòi hỏi trình độ cao, tuy nhiên để đảm bảo tính thẩm mỹ và tiến độ của hồ sơ thì các chuyên viên đừng “gà” quá khi vận dụng các kỹ năng tin học vào quá trình chuẩn bị hồ sơ sản phẩm.
7. Khả năng tổ chức và sắp xếp công việc hợp lý:

Chắc chắn rồi, một bộ hồ sơ sản phẩm hoàn chỉnh gồm rất nhiều phần tài liệu khác nhau, mỗi tài liệu lại có yêu cầu khác nhau về nội dung và thời gian chuẩn bị, chưa kể đến vào cùng một thời điểm, một chuyên viên có thể phải đăng ký nhiều sản phẩm cũng như nhiều loại sản phẩm khác nhau. Do vậy một tư duy sắc bén trong việc tổ chức và sắp xếp công việc sẽ là yếu tố tiên quyết giúp đảm bảo hiệu suất công việc tối đa của một chuyên viên ĐKSP.

Vậy bạn đã có bao nhiêu tố chất/kỹ năng để trở thành một chuyên viên ĐKSP xuất sắc? Bạn đã sẵn sàng để nghề ĐKSP lựa chọn mình hay chưa? Hãy nghiền ngẫm thật kỹ bài viết này của Viraf để tự cho bản thân một câu trả lời các bạn nhé!