Chiến lược quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam giai đoạn đến 2030 và tầm nhìn đến 2045 theo Quyết định số 1165/QĐ-TTg ngày 09/20/2023 của Thủ tướng Chính Phủ
Các mục tiêu cụ thể:
100% thuốc được cung ứng chủ động, kịp thời cho nhu cầu phòng bệnh, chữa bệnh, quốc phòng, an ninh… và các nhu cầu cấp bách khác
– Thuốc SX đáp ứng khoảng 80% nhu cầu và 70% giá trị
– Nguyên liệu SX thuốc: ≥ 20%
– Vắc xin: đáp ứng 100% nhu cầu TCMR và 30% nhu cầu tiêm chủng dịch vụ
Tiếp nhận chuyển giao công nghệ, gia công… sản xuất ít nhất 100 thuốc biệt dược gốc, vắc xin, sinh phẩm
Xây dựng được 08 vùng khai thác bền vững dược liệu tự nhiên; 02 – 05 vùng trồng sản xuất dược liệu quy mô lớn; Phát triển được 10 – 15 loài cây dược liệu nhập khẩu số lượng lớn…; Nguyên liệu dược liệu được tiêu chuẩn hóa
Đạt chứng nhận mức độ 3 trở lên của WHO về năng lực của cơ quan quản lý nhà nước đối với thuốc hóa dược, duy trì và nâng cao chứng nhận của WHO về năng lực của cơ quan quản lý nhà nước đối với vắc xin.
– 100% cơ sở kiểm nghiệm thuốc, kiểm định vắc xin và sinh phẩm đạt GLP
– ≥ 20% cơ sở SX thuốc đạt tiêu chuẩn EU-GMP, PIC/S-GMP hoặc tương đương
– ≥ 30% thuốc generic sản xuất trong nước và nhập khẩu được đánh giá tương đương sinh học; 100% thuốc lưu hành được giám sát về hiệu quả và an toàn.
– 100% các cơ sở KCB có hoạt động sử dụng thuốc có hoạt động dược lâm sàng.
– Tỷ lệ 01 người làm DLS/100 giường bệnh nội trú; 02 người làm DLS/1.000 đơn thuốc được cấp phát cho bệnh nhân ngoại trú có thẻ.
– Cung cấp các dịch vụ chăm sóc dược chất lượng tốt.
Chuyển đổi số ngành dược: số hóa 100% thông tin, dữ liệu thuốc được cấp phép lưu hành; 100% cơ sở SX, bán buôn, XNK, bán lẻ thuốc được kết nối liên thông; ứng dụng AI trong hoạt động ngành dược.
4 dược sĩ/1 vạn dân, trong đó DS dược lâm sàng đạt tối thiểu 20%.