Công bố mỹ phẩm nhập khẩu là một trong những dịch vụ có thế mạnh hàng đầu của Viraf. Tính đến thời điểm hiện tại, Viraf đã tư vấn công bố thành công cho
Sản phẩm mỹ phẩm nhập khẩu
Quốc gia khác nhau trên toàn thế giới
góp công sức không nhỏ vào việc đưa các nhãn hàng mỹ phẩm nội địa chất lượng cao lưu hành trên thị trường Việt Nam…
Theo quy định tại Điều 11, Thông tư 06/2011/TT-BYT, mỗi sản phẩm mỹ phẩm khi đưa ra lưu thông trên thị trường phải có Hồ sơ thông tin sản phẩm (PIF – Product Information File) theo hướng dẫn của ASEAN lưu giữ tại địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường. Do vậy bên cạnh việc tiến hành thủ tục công bố trước khi đưa sản phẩm mỹ phẩm ra thị trường, các doanh nghiệp cần chuẩn bị và lưu trữ hồ sơ PIF của sản phẩm mỹ phẩm tại cơ sở kinh doanh của đơn vị mình.
Với đội ngũ chuyên gia dày dặn kinh nghiệm thực chiến trong lĩnh vực
Viraf cam kết mang đến cho Quý khách hàng một trải nghiệm dịch vụ công bố mỹ phẩm chuyên nghiệp, nhanh chóng, giá thành cạnh tranh, cam kết 100% trả kết quả đúng hạn
* Phần 1. Tài liệu hành chính và tóm tắt về sản phẩm
– Tài liệu hành chính:
+ Bản sao Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm có số tiếp nhận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền (Đối với mỹ phẩm nước ngoài và mỹ phẩm sản xuất trong nước công bố kể từ ngày 10/3/2008); Phiếu tiếp nhận Bản công bố tiêu chuẩn chất lượng mỹ phẩm (Đối với mỹ phẩm sản xuất trong nước được cấp phiếu tiếp nhận trước ngày 10/3/2008); Giấy phép lưu hành mỹ phẩm (Đối với mỹ phẩm nước ngoài được cấp số đăng ký lưu hành trước ngày 10/3/2008);
+ Giấy uỷ quyền của nhà sản xuất hoặc chủ sở hữu sản phẩm hoặc thư thoả thuận liên quan đến sản phẩm;
+ Giấy chứng nhận lưu hành tự do – CFS (đối với mỹ phẩm nước ngoài nhập khẩu);
+ Các tài liệu hành chính có liên quan khác (Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép đầu tư của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường);
+ Các thành phần và tỷ lệ phần trăm của tất cả các thành phần trong công thức.
– Nhãn và thông tin sản phẩm:
+ Nhãn sản phẩm;
+ Tờ hướng dẫn sử dụng (nếu có).
– Công bố về sản xuất:
+ Công bố của nhà sản xuất về việc sản phẩm được sản xuất phù hợp với các nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt sản xuất mỹ phẩm” của Hiệp hội các nước Đông Nam á (CGMP-ASEAN) hoặc tương đương;
+ Hệ thống ghi số lô/ mã sản phẩm.
– Đánh giá an toàn sản phẩm mỹ phẩm: Công bố an toàn (với ý kiến kết luận có chữ ký, tên và văn bằng chứng chỉ của đánh giá viên).
– Tóm tắt những tác dụng không mong muốn trên người (nếu có).
– Tài liệu thuyết minh tính năng, công dụng của sản phẩm mỹ phẩm (tóm tắt): Báo cáo về đánh giá tính năng, công dụng của sản phẩm dựa theo thành phần và kết quả thử nghiệm.
* Phần 2. Chất lượng của nguyên liệu
– Tiêu chuẩn chất lượng và phương pháp kiểm nghiệm của nguyên liệu. Đối với thành phần hương liệu, nêu rõ tên và mã số hương liệu, tên và địa chỉ nhà cung cấp, cam kết phù hợp với hướng dẫn của Hiệp hội Hương liệu Quốc tế (IFRA).
– Dữ liệu an toàn của nguyên liệu dựa trên thông tin từ nhà cung cấp, những dữ liệu đã được công bố hoặc báo cáo từ các Uỷ ban khoa học (ACSB, SCCP, CIR).
* Phần 3. Chất lượng của thành phẩm
– Công thức của sản phẩm: Ghi tên đầy đủ các thành phần theo danh pháp quốc tế và tỷ lệ phần trăm của các thành phần trong công thức. Nêu rõ công dụng của từng thành phần nguyên liệu;
– Sản xuất:
+ Thông tin chi tiết về nhà sản xuất: quốc gia, tên và địa chỉ nhà sản xuất, nhà đóng gói;
+ Tóm tắt quy trình sản xuất;
+ Các thông tin chi tiết thêm về quy trình sản xuất, quản lý chất lượng và các hồ sơ liên quan về sản xuất, cần được chuẩn bị sẵn sàng tuỳ theo yêu cầu cơ quan quản lý.
– Tiêu chuẩn và các phương pháp thử của thành phẩm:
+ Các chỉ tiêu sử dụng kiểm tra giới hạn vi sinh trong thành phẩm;
+ Các phương pháp thử tương ứng với tiêu chuẩn chất lượng để kiểm tra mức độ đạt;
– Báo cáo tóm tắt về độ ổn định của sản phẩm (cho sản phẩm có tuổi thọ dưới 30 tháng): Báo cáo và dữ liệu nghiên cứu độ ổn định hoặc đánh giá độ ổn định để thuyết minh cho hạn sử dụng của sản phẩm.
* Phần 4. An toàn và hiệu quả
– Đánh giá tính an toàn: Báo cáo đánh giá về tính an toàn trên người của thành phẩm dựa theo thành phần trong công thức, cấu trúc hoá học của thành phần và ngưỡng gây hại (có tên và chữ ký của đánh giá viên);
– Sơ yếu lý lịch của đánh giá viên về tính an toàn của sản phẩm;
– Báo cáo mới nhất về tác dụng phụ hay tác dụng không mong muốn (nếu có), được cập nhật thường xuyên;
– Tài liệu thuyết minh tính năng, công dụng của sản phẩm công bố trên bao bì sản phẩm: Báo cáo đầy đủ về Đánh giá tính năng, công dụng của sản phẩm dựa theo thành phần và kết quả thử nghiệm (có tên và chữ ký của đánh giá viên).
25-30 ngày làm việc kể từ khi khách hàng cung cấp đầy đủ giấy tờ theo yêu cầu
Hồ sơ thông tin sản phẩm mỹ phẩm (PIF) được nhà sản xuất/chủ sở hữu sản phẩm cung cấp cho đơn vị chịu trách nhiệm đưa sản phẩm mỹ phẩm ra thị trường tại Việt Nam lưu tại cơ sở kinh doanh của đơn vị mình.
Hồ sơ thông tin sản phẩm mỹ phẩm (PIF) có giá trị vĩnh viễn nếu sản phẩm không có sự thay đổi về tên sản phẩm, công ty chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường, công thức hoặc nhà sản xuất hoặc đóng gói (tên và/hoặc địa chỉ).
Cập nhật Quy định của Hàn Quốc về việc đơn giản hóa quy trình hợp pháp hóa lãnh sự (HPHLS) Giấy chứng nhận lưu hành tự do Mỹ phẩm Theo đó, kể từ ngày 23/07/2024, Giấy chứng nhận lưu hành tự do được cấp bởi Hiệp hội Mỹ phẩm Hàn Quốc (Korea Cosmetic Association) có […]
Danh mục 32 chất đề nghị rà soát, tổng hợp thông tin về việc sử dụng trong sản phẩm mỹ phẩm đã được cấp số tiếp nhận Phiếu công bố Ngày 09 tháng 07 năm 2024, Cục Quản lý Dược có công văn số 2365/QLD-MP về việc cập nhật quy định về các chất sử […]
Ngày 09 tháng 07 năm 2024, Cục Quản lý Dược ban hành công văn số 2365/QLD-MP về việc cập nhật quy định về các chất sử dụng trong mỹ phẩm, kèm theo phiên bản cập nhật các Phụ lục (Annexes) của Hiệp định Mỹ phẩm ASEAN. Theo đó, Kể từ ngày áp dụng nêu tại […]
Vào ngày 13/12/2023, Bộ Y Tế đã công bố nội dung dự thảo Nghị định quy định về quản lý Mỹ phẩm và triển khai xin ý kiến của các Bộ, Sở, Ban, Ngành cùng các tổ chức, doanh nghiệp liên quan. Nghị định được khẩn trương xây dựng với mục đích khắc phục các […]
Ngày 13/12/2023, Bộ Y Tế đã ban hành Công văn số 7957/BYT-QLD, Công văn số 7958/BYT-QLD và Công văn số 7959/BYT-QLD về việc xin ý kiến Hồ sơ đề nghị xây dựng Nghị định quy định về quản lý mỹ phẩm. Xem chi tiết và download công văn tại đường link sau: Công văn 7957/BYT-QLD: […]
Thực hiện Hiệp định mỹ phẩm ASEAN và các quy định tại Thông tư số 06/2011/TT-BYT ngày 25/01/2011 của Bộ Y tế quy định về quản lý mỹ phẩm , căn cứ kết quả các cuộc họp Hội đồng mỹ phẩm ASEAN (ACC) lần thứ 37 và Hội đồng Khoa học mỹ phẩm ASEAN (ACSB) lần […]
Chính sách 3: Nâng cao chất lượng mỹ phẩm sản xuất trong nước thông qua việc áp dụng cGMP-ASEAN và lộ trình triển khai Nội dung chính sách: Đảm bảo thống nhất trong việc đánh giá đủ điều kiện sản xuất của cơ sở sản xuất trong nước để cơ sở sản xuất tự kiểm […]
Chính sách 2: Tăng cường công tác hậu kiểm về quản lý mỹ phẩm phù hợp với xu thế cách mạng 4.0 và đẩy mạnh áp dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý nhà nước về mỹ phẩm; cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi […]
PHẦN I: Chính sách 1: Tăng cường quy định về công bố sản phẩm mỹ phẩm để đảm bảo thống nhất trong việc xem xét công bố tính năng, công dụng sản phẩm mỹ phẩm phù hợp với thông lệ quốc tế và Hiệp định hòa hợp mỹ phẩm ASEAN Chính sách này gồm […]
Tự học đăng ký cùng Viraf
Công bố sản phẩm Viraf
Copyright © Viraf 2024. All rights reserved.