MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ GHI NHÃN ĐỐI VỚI TPBVSK CHÂU ÂU (PHẦN 1)

PHẦN 1: THÔNG TIN BẮT BUỘC VÀ THÔNG TIN TỰ NGUYỆN CỦA THỰC PHẨM

Trong những năm trở lại đây, nhu cầu tiêu dùng và nhập khẩu thực phẩm bảo vệ sức khỏe châu Âu gia tăng “chóng mặt” và trở nên nóng bỏng hơn bao giờ hết, mở ra nhiều cơ hội cho các chuyên viên đăng ký TPBVSK. Đi cùng với những cơ hội đó là nỗi niềm băn khoăn, lo lắng của các RA về những quy định pháp chế riêng áp dụng đối với thực phẩm sức khỏe lưu hành tại Châu Âu, đặc biệt là những quy định về ghi nhãn. Thấu hiểu được điều này, Viraf mang đến cho bạn đọc chuỗi bài viết chia sẻ một số quy định ghi nhãn đối với TPBVSK tại Châu Âu, hy vọng sẽ phần nào giải đáp những băn khoăn của các RA trong quá trình đăng ký TPBVSK châu Âu.

MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ GHI NHÃN ĐỐI VỚI TPBVSK CHÂU ÂU

Thông tin bắt buộc của thực phẩm:

a/ Tên của sản phẩm

b/ Thành phần: ghi tất cả các thành phần có trong sản phẩm theo thứ tự giảm dần về khối lượng. Các thành phần có dạng nano phải được ghi rõ: tên nguyên liệu (nano)

c/ Các nguyên liệu được liệt kê ở Phụ lục II của quy định 1169/2011 hoặc được cung cấp từ một hoạt chất/thành phần ở phụ lục II gây dị ứng hoặc không dung nạp được sử dụng trong sản xuất hoặc chuẩn bị thực phẩm và vẫn hiện diện ở sản phẩm cuối cùng ngay cả khi đã biến đổi thành dạng khác. Ví dụ thành phần có nguồn gốc từ đậu nành, có nguồn gốc từ cá….

Thành phần này sẽ được in đậm trong mục thành phần b) hoặc ghi chú dưới phần nguyên liệu (tùy thuộc từng quốc gia). Trong trường hợp thành phần sản phẩm không được viết trên nhãn, các thành phần gây dị ứng sẽ được viết dưới dạng: chứa nguyên liệu A… (contain…)

d/ Hàm lượng của thành phần/nhóm thành phần chính: ghi định lượng các thành phần xuất hiện trong tên của sản phẩm, nhấn mạnh trên nhãn ở dạng chữ, hình ảnh hoặc đồ họa, các thành phần cần thiết cho thuộc tính của sản phẩm và giúp phân loại sản phẩm với những sản phẩm khác

e/ Tuyên bố về dinh dưỡng

Mục d và e thường được gộp lại và trình bày trong bảng giá trị dinh dưỡng. Trong bảng này, việc tính toán NRV sẽ tuân theo phụ lục 13 của quy định 1169/2011

Yêu cầu phải có:

  • – Cảnh báo không vượt quá liều khuyến nghị hàng ngày
  • – Tuyên bố rằng thực phẩm này không được dùng để thay thế cho chế độ ăn đa dạng
  • – Tuyên bố sản phẩm phải được để xa tầm tay trẻ em
  • – Cảnh báo cần phải có liên quan tới các thành phần trong sản phẩm.

f/ Khối lượng tịnh

g/ Hạn sử dụng

h/ Bảo quản

i/ Tên, địa chỉ của tổ chức kinh doanh sản phẩm

j/ Nước xuất xứ

k/ Hướng dẫn sử dụng

l/ Với đồ uống có chứa trên 1,2% thể tích cồn, cần ghi nồng độ cồn thực tế theo thể tích

Trong trường hợp chai thủy tinh dùng để tái sử dụng và không có nhãn (nội dung được in trực tiếp trên chai), các phần bắt buộc bao gồm a, c, e, f, l, với trường hợp diện tích nhãn dưới 10cm2 thì chỉ cần a, c,e,f.

Quy định tham khảo:

  • – Quy định (EU) No 1169/2011
  • – Chỉ thị 2002/46/EC

Thông tin tự nguyện về thực phẩm

Là các thông tin mà nhà sản xuất cảm thấy sẽ hữu ích cho người sử dụng như: thông tin liên quan tới nhóm người ăn chay, khuyến cáo dinh dưỡng cho đối tượng dân số đặc biệt, tuyên bố không có gluten, có ít chất béo….

Tham khảo QUY ĐỊNH (EC) SỐ 1924/2006

 

 

Liên hệ với chúng tôi