PHẦN 2: TUYÊN BỐ VỀ SỨC KHOẺ (HEALTH CLAIMS)
Tuyên bố về sức khỏe (Health claims): Là các tuyên bố đề cập đến vai trò của một chất dinh dưỡng hoặc chất trong sự sinh trưởng, phát triển và chức năng của cơ thể; chức năng tâm lý và hành vi; giảm béo và kiểm soát cân nặng, cảm giác no hoặc giảm năng lượng sẵn có từ chế độ ăn uống… Các tuyên bố về sức khỏe được ghi trên bao bì sản phẩm phải được Hiệp Hội An Toàn Thực Phẩm Châu Âu (EFSA) xác minh và công nhận.
Các tuyên bố về sức khỏe bao gồm:
Tuyên bố về chức năng với sức khỏe (tuyên bố theo Điều 13)
Liên quan đến sự sinh trưởng, phát triển và chức năng của cơ thể
Đề cập đến chức năng tâm lý và hành vi
Về giảm béo hoặc kiểm soát cân nặng
Tham khảo thêm tại đây: https://www.efsa.europa.eu/…/general-function-health…
Tuyên bố Giảm thiểu Rủi ro (Tuyên bố Điều 14(1)(a)) về việc giảm yếu tố rủi ro trong quá trình phát triển bệnh).
Ví dụ: “Este stanol thực vật đã được chứng minh là làm giảm cholesterol trong máu. Cholesterol trong máu là yếu tố nguy cơ phát triển bệnh tim, mạch vành”
Tham khảo
Tuyên bố liên quan đến sự phát triển của trẻ em’ (Điều 14(1)(b) khiếu nại).
Ví dụ: “Vitamin D cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển bình thường của xương ở trẻ em”
Tham khảo thêm tại đây: https://www.efsa.europa.eu/…/claims-disease-risk…
Tham khảo bản tổng hợp các tuyên bố về sức khỏe đã được chấp nhận tại đây:
https://nutraceuticalsgroup.com/…/full-list-of-efsa…
Tuy nhiên, ở một số quốc gia châu Âu, yêu cầu về tuyên bố về sức khỏe có điểm khác với quy định chung, phụ thuộc vào quy định riêng của quốc gia đó và quy trình mà nhà sản xuất đăng ký sản phẩm với chính quyền sở tại.
Liên minh châu Âu đã ban hành hệ thống các quy định chi tiết về nội dung trên bao bì của thực phẩm, và được các quốc gia thành viên áp dụng. Tuy nhiên, luôn có những điểm khác biệt trong việc quản lý tại mỗi quốc gia thành viên, do đó, ngoài việc tham khảo quy tắc chung của EU cũng cần tham khảo hệ thống quy định của từng quốc gia nơi sản xuất sản phẩm.
Thông thường, các quy định này sẽ được áp dụng cho sản phẩm lưu hành/bán tự do tại châu Âu, đối với các sản phẩm được sản xuất chỉ để xuất khẩu, các quy định trên sẽ là không bắt buộc. Tuy nhiên, theo yêu cầu hiện tại của Cục, nếu sản phẩm được sản xuất tại châu Âu thì cần tuân theo nguyên tắc chung châu Âu, kinh nghiệm là hãy giữ nguyên phần cần cố định trên nhãn và thay đổi ở các phần thông tin khác.