NHỮNG THÀNH TỰU ĐẠT ĐƯỢC CỦA NGÀNH DƯỢC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN TỪ 2014 ĐẾN 2023

Tóm tắt một số kết quả đạt được của ngành Dược Việt Nam giai đoạn từ 2014 đến 2023.

 

 

Thành tựu:

– Đảm bảo cung ứng thuốc có chất lượng với giá hợp lý đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh và phòng bệnh.

– Công nghiệp dược có những bước phát triển đáng ghi nhận:

+ Sản xuất thuốc trong nước mở rộng về quy mô và nâng cao vai trò trong thị trường tiêu thụ thuốc.

+ Đã có 228 nhà máy sản xuất đạt tiêu chuẩn GMP –WHO, trong đó có 18 cơ sở có dây chuyền sản xuất thuốc đạt EU-GMP hoặc tương đương.

+ Thị trường dược phẩm Việt Nam đang trên đà tăng trưởng với tổng giá trị ước tính tăng từ khoảng 2,7 tỉ USD trong năm 2015 lên đến 7 tỷ USD vào năm 2022, dự báo đạt hơn 10 tỷ USD vào năm 2026.

– Vắc xin sản xuất trong nước cơ bản đã đáp ứng chương trình tiêm chủng mở rộng: đã sản xuất được 11/12 vắc xin trong tiêm chủng mở rộng.

– Quản lý hoạt động phân phối, cung ứng đã đạt được nhiều kết quả tích cực, ngày càng được chuẩn hóa, chuyên nghiệp và tăng khả năng tiếp cận thuốc của người dân.

– Hoạt động dược lâm sàng được thể chế hóa, đạt được một số kết quả bước đầu được ghi nhận

– Công tác kiểm soát chất lượng thuốc được đảm bảo: Tỷ lệ thuốc không đạt chất lượng trong các năm gần đây được duy trì ở mức thấp dưới 2% trên tổng số mẫu lấy trên thị trường.

Một số kết quả chưa đạt được:

– Tỷ lệ nguyên liệu sản xuất trong nước đạt 5,9% (mục tiêu đề ra là 20%);

– Tỷ lệ cơ sở kiểm nghiệm đạt GLP đạt 28,2% (mục tiêu đề ra là 50%);

– Tỷ lệ thuốc generic được đánh giá tương đương sinh học đạt khoảng 5% (mục tiêu đề ra là 40%);

– Tỷ lệ dược sỹ lâm sàng chiếm 3,78% tổng số dược sỹ (mục tiêu đề ra là 30%).

– Sản xuất thuốc trong nước chưa có tính cạnh tranh cao và bền vững:

+ Chủ yếu đầu tư các dây chuyền sản xuất các dạng bào chế đơn giản.

+ Nguồn nguyên liệu sản xuất thuốc phụ thuộc chủ yếu vào nhập khẩu, chiếm tới gần 90%.

+ Việc đảm bảo tiếp cận thuốc bị ảnh hưởng bởi việc thực hiện một số chính sách liên quan như mua sắm đấu thầu, thanh toán BHYT.

– Thiếu hụt nhân lực cho phát triển một số lĩnh vực như dược lâm sàng, quản lý chất lượng, nghiên cứu phát triển thuốc mới.

– Hiện tượng sử dụng thuốc chưa hợp lý vẫn còn xảy ra, bán thuốc không theo kê đơn còn diễn ra khá phổ biến.

—————————————–
CÔNG TY CỔ PHẦN VIRAF
Dịch vụ công bố sản phẩm uy tín, chuyên nghiệp hàng đầu tại Việt Nam
Địa chỉ: Tầng 4, Tòa Zen Tower, 12 Khuất Duy Tiến, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội
Số điện thoại: 035.652.6194 / 097.603.6689
Liên hệ với chúng tôi