THỰC PHẨM CHỨC NĂNG & THỰC PHẨM BẢO VỆ SỨC KHỎE CÓ PHẢI LÀ MỘT KHÁI NIỆM?

Hiện nay, không ít người tiêu dùng vẫn nghĩ thực phẩm chức năng và thực phẩm bảo vệ sức khỏe là 2 tên gọi khác nhau của một nhóm sản phẩm. Tuy vậy, là một RA thực thụ, chúng ta cần phải phân biệt rất rõ 2 khái niệm này.

THỰC PHẨM CHỨC NĂNG & THỰC PHẨM BẢO VỆ SỨC KHỎE CÓ PHẢI LÀ MỘT KHÁI NIỆM?

Theo thông tư 43/2014/TT-BYT – thông tư quy định về quản lý thực phẩm chức năng, thực phẩm chức năng là tên gọi chung của một nhóm các sản phẩm bao gồm thực phẩm bổ sung, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học và thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt. Trong đó, theo nghị định 15/2018/NĐ-CP – nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của luật an toàn thực phẩm:

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe (Health Supplement, Dietary Supplement) là những sản phẩm được dùng để bổ sung thêm vào chế độ ăn uống hàng ngày nhằm duy trì, tăng cường, cải thiện các chức năng của cơ thể con người, giảm nguy cơ mắc bệnh. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe chứa một hoặc nhiều chất hoặc hỗn hợp các chất sau:

  • Vitamin, khoáng chất, axit amin, axit béo, enzyme, probiotic và chất có hoạt tính sinh học khác;
  • Chất có nguồn gốc tự nhiên, bao gồm động vật, khoáng vật và thực vật dưới dạng chiết xuất, phân lập, cô đặc và chuyển hóa;
  • Các nguồn tổng hợp của những thành phần nêu trên;

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe được trình bày ở dạng chế biến như viên nang, viên hoàn, viên nén, chế phẩm dạng cốm, bột, lỏng và các dạng bào chế khác và được phân liều (để sử dụng) thành các đơn vị liều nhỏ.

Như vậy, Thực phẩm bảo vệ sức khỏe chỉ là một nhóm sản phẩm được bao hàm trong khái niệm thực phẩm chức năng bên cạnh các nhóm sản phẩm khác như thực phẩm bổ sung, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt. Bạn đọc có thể tìm hiểu chi tiết về khái niệm của các nhóm sản phẩm này tại điều 3 nghị định 15/2018/NĐ-CP và điều 2 thông tư 43/2014/TT-BYT nhé!

 

 

Liên hệ với chúng tôi