- Những nội dung cần thể hiện trên GMP
GMP cấp cho các cơ sở sản xuất TPBVSK tại Châu Âu cần đáp ứng những quy định về nội dung thể hiện trên GMP đối với các cơ sở sản xuất TPBVSK nhập khẩu nói chung theo quy định tại Khoản 1, điều 3, Thông tư 17/2023/TT-BYT, bao gồm:
– Tên cơ quan/tổ chức cấp;
– Ngày cấp;
– Thời hạn hiệu lực
– Họ tên, chữ ký của người cấp;
– Tên, địa chỉ cơ sở được cấp;
– Phạm vi và dạng sản phẩm.
- Cơ quan cấp chứng nhận GMP:
– Cơ quan nhà nước của nước xuất xứ/sản xuất sản phẩm.
– Tổ chức tư nhân có chức năng chứng nhận và cấp chứng chỉ GMP. Đối với tổ chức cá nhân, cần yêu cầu tổ chức đó có trụ sở tại nước xuất xứ/sản xuất sản phẩm, trên trang web chính thức thể hiện rõ tổ chức có khả năng cấp chứng nhận GMP hoặc thông tin đăng ký của tổ chức với nước sở tại có chức năng này.
3. Cũng theo quy định tại Khoản 1, điều 3, Thông tư 17/2023/TT-BYT, bên cạnh GMP đối với phạm vi sản xuất TPBVSK, cơ sở sản xuất nếu được cấp GMP thuốc hoặc thực phẩm cũng được chấp nhận tương đương với GMP TPBVSK
Bên cạnh đó, đối với các quốc gia hoặc vùng lãnh thổ không cấp GMP đối với các phạm vi sản xuất thuốc, TPBVSK, thực phẩm, thì cơ sở sản xuất có thể nộp các chứng nhận có một trong các nội dung sau:
– Phù hợp với tiêu chuẩn Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP – Hazard Analysis and Critical Control Point);
– Phù hợp với tiêu chuẩn ISO 22000 (International Organization for Standardization 22000);
– Phù hợp với tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS – International Food Standard);
– Phù hợp với tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm của Hiệp hội bán lẻ Anh (BRC – British Retailer Consortium);
– Phù hợp với tiêu chuẩn hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000 – Food Safety System Certification 22000).
Các chứng nhận trên phải có đầy đủ nội dung như yêu cầu đối với chứng nhận GMP.
Mời bạn đọc tham khảo một số mẫu chứng nhận GMP cấp cho các cơ sở sản xuất tại Châu Âu tại mục hình ảnh đính kèm bên dưới bài viết.